Cách sử dụng Advanced IP Scanner 2.5 chi tiết nhất

Bài viết hôm nay của Fjn Tech chia sẻ đến các bạn cách sử dụng Advanced IP Scanner, phần mềm quét mạng điều khiển từ xa.Trước khi đến với cách sử dụng Advanced IP Scanner, chúng ta hãy tìm hiểu về phần mềm này trước nhé!

I. Giới thiệu phần mềm Advanced IP Scanner

Advanced IP Scanner là ứng dụng phần mềm quét mạng nhanh chóng và nó hoàn toàn miễn phí. Chương trình này cho phép bạn quét tất cả các máy tính đang sử dụng cùng một mạng Lan, và có được quyền truy cập vào các máy tính này.

Đây là một trình quét mạng đáng tin cậy, chương trình này sẽ hiển thị tất cả các thiết bị mạng, cho phép bạn truy cập các thư mục được chia sẻ. Advanced IP Scanner được sử dụng dễ dàng và có thể chạy ở dạng phiên bản cơ động.

Chỉ với một cú nhấp chuột, bạn có thể bật và tắt máy tính từ xa một cách dễ dàng. Ngoài ra, bạn còn có thể kết nối với máy tính thông qua Radmin và còn nhiều khả năng khác nữa. Đây là một lựa chọn hàng đầu cho mọi quản trị viên mạng.

II. Các tính năng chính nổi bật của Advanced IP Scanner

  • Có thể truy cập một cách dễ dàng các tài nguyên được chia sẻ trên mạng.
  • Có thể điều khiển từ xa thông qua RDP và Radmin.
  • Có thể phát hiện địa chỉ MAC một cách nhanh chóng.
  • Hoàn toàn có thể bật/tắt máy tính từ xa .
  • Có thể xuất kết quả quét ra CSV.
  • Cài đặt dễ dàng, hoặc có thể không cần cài đặt vẫn có thể sử dụng.
  • Hoàn toàn miễn phí.

III. Cài đặt phần mềm Advanced IP Scanner

Trước khi đến với cách sử dụng Advanced IP Scanner, chúng ta hãy cài đặt phần mềm về máy trước.

Bạn có thể bấm vào link dưới đây để đến trang chủ tải phần mềm nhé.

Bấm vào hình ảnh để tải phần mềm

Bước 1: Sau khi tải về, các bạn click vào file vừa tải, sẽ xuất hiện một hộp thoại như bên dưới, bạn hãy chọn ngôn ngữ Việt Nam rồi Ok.

 

Tại đây có hai lựa chọn, các bạn có thể lựa chọn tùy thích: (Mình chọn Install)

  • Cài đặt (Install): Cài đặt phần mềm trên máy tính của bạn
  • Chạy (Run): Chạy ứng dụng mà không cần cài đặt

Sau đó hãy bấm Next.

 

Tiếp theo, hãy tích chọn ‘Tôi chấp nhận các điều khoản’ (I accept the agreement), sau đó chọn ‘Cài đặt’ (Install).

 

Đợi phần mềm chạy xong và bấm ‘Hoàn thành’ (Finish) để hoàn tất cài đặt.

 

Để sử dụng phần mềm này tốt hơn. Bạn nên cài đặt Radmin vào máy tính.

Bấm vào hình ảnh để tải xuống

Tiếp theo, chúng ta hãy đến với cách sử dụng Advanced IP Scanner.

IV. Cách sử dụng Advanced IP Scanner

Để biết cách sử dụng Advanced IP Scanner, hãy xem kỹ các thao tác dưới đây nhé. Nếu cảm thấy quá dài và không tìm thấy phần cần tìm, hãy xem ở phần mục lục nhé!

Trước hết, bạn hãy khởi động phần mềm, sau đó vào Xem và tích chọn hết các hiển thị để các chức năng biểu hiện trên thanh công cụ.

 

1. Quét mạng + tạo danh sách ưa thích

a. Quét mạng

Cách sử dụng Advanced IP Scanner đầu tiên là quét mạng.

Khi bạn khởi động chương trình phần mềm, địa chỉ IP của máy bạn sẽ hiển thị trên thanh địa chỉ.

Nhấp vào nút ‘Quét’ để quét mạng của bạn. Sau khi hoàn thành quá trình quét, bạn sẽ nhận được danh sách các máy tính kết nối cùng mạng LAN. Danh sách này hiển thị đầy đủ trạng thái hoạt động, tên máy, địa chỉ IP, nhà sản xuất và địa chỉ MAC.

 

b. Tạo danh sách ưa thích

Nếu bạn ưa thích hoặc cần làm việc với một máy tính nào đó thường xuyên, hãy tạo một danh sách bằng cách dưới đây:

Đầu tiên bạn hãy quét mạng, đợi quét mạng xong hãy nhấp chuột phải vào máy mà bạn muốn chọn. Hiện lên một bảng tùy chọn, bạn hãy nhấp vào ‘Thêm vào yêu thích.’

 

2. Lưu – nạp danh sách

a. Chức năng lưu danh sách:

Chức năng này cho phép bạn lưu danh sách các máy tính vào máy. Tệp được lưu ở ba định dạng là .xml, .html, .csv.

Để thực hiện thao tác này, các bạn vào ‘Tệp’, chọn ‘Lưu như…’, hoặc có thể sử dụng tổ hợp phím ‘Ctrl + S’.

b. Chức năng nạp danh sách

Chức năng này cho phép bạn nạp danh sách các máy tính từ tệp mà bạn lưu trong máy vào danh sách “Ưa thích”. Chỉ có thể sử dụng các tệp .xml để nạp ưa thích.

Để thực hiện thao tác này, các bạn vào ‘Tệp’, chọn ‘Nạp ưa thích’, chọn tệp bạn cần tải lên là ok.

Bên phải mục Kết quả có hiển thị mục Ưa thích, bạn hãy bấm vào đó để kiểm tra.

 

3. Cài đặt Radmin vào Advanced IP Scanner để điều khiển từ xa

Đây có lẽ là cách sử dụng Advanced IP Scanner mà các bạn muốn tìm hiểu nhất.

Radmin là một trong những phần mềm điều khiển từ xa tốt nhất cho máy tính của bạn, cho phép bạn làm việc trên một máy tính từ xa mà không cần ngần ngại về khoảng cách. Được thiết lập giao diện đồ họa thân thiện và đẹp mắt.

Để làm việc với Radmin trên Advanced IP Scanner, bạn cần chọn máy tính mà bạn muốn làm việc từ kết quả của việc quét mạng hoặc từ thẻ “Ưa thích”. Sau đó nhấp chuột trái, chọn Radmin, chọn ‘điều khiển hoàn toàn’.

Hoặc bấm vào biểu tượng Radmin: Điều khiển hoàn toàn trên thanh công cụ.

 

Lưu ý: bạn cần phải cài đặt Radmin để thực hiện việc điều khiển từ xa.

4. Sử dụng các chức năng ở thanh công cụ

a. Chức năng mạng con kiểu “C”

Chức năng này cho phép bạn thiết lập địa chỉ IP bắt đầu là ***.***.***.0 và địa chỉ IP kết thúc là ***.***.***.254, ở đó “***” là địa chỉ IP mà bạn đã nhập vào.

Để thực hiện thao tác này, các bạn hãy nhìn lên thanh công cụ và nhấn vào nút ‘C’.

 

b. Chức năng mạng con của máy tính hiện tại

Chức năng này cho phép bạn thiết lập địa chỉ IP bắt đầu và kết thúc, theo giá trị chắn của mạng con của máy tính bạn.

Để thực hiện thao tác này, bạn hãy nhìn lên thanh công cụ và nhấn nút ‘IP’.

 

c. Chức năng Ping

Dùng lệnh Ping đến một máy tính từ xa để bắt đầu cửa sổ Terminal.

Để thực hiện thao tác này, bạn vào ‘Thao tác’, chọn ‘Công cụ’, và chọn ‘Ping’.

 

d. Chức năng Tracert

Bắt đầu cửa sổ Terminal, hãy sử dụng lệnh Tracert để dò đường đi đến máy tính từ xa.

Để thực hiện thao tác này, bạn hãy nhấp chuột phải vào máy tính bạn muốn làm việc, chọn ‘Công cụ’, và chọn ‘Tracert’.

 

e. Chức năng Telnet

Hãy bắt đầu cửa sổ Terminal, kết nối với máy tính đã chọn trên cổng Telnet chuẩn.

Để thực hiện thao tác này, , bạn hãy nhấp chuột phải vào máy tính bạn muốn làm việc, chọn ‘Công cụ’, và chọn ‘Telnet’.

Để sử dụng chương trình Telnet này (khác với chương trình mặc định), bạn cần làm theo các bước: “Cài đặt → Tùy chọn… → Hỗn hợp”.

 

f. Chức năng SSH

Chức năng này cho phép bạn kết nối với máy tính đã chọn, thông qua chương trình SSH do người sử dụng lựa chọn.

Để thực hiện thao tác này, bạn hãy nhấp chuột phải vào máy tính bạn muốn làm việc, chọn ‘Công cụ’, và chọn ‘SSH’.

Chương trình SSH được thể hiện trong “Cài đặt → Tùy chọn… → Hỗn hợp”.

 

5. Các chức năng trong tùy chọn

a. Chức năng hiệu suất

Tùy chọn “Quét độ chính xác cao” cho phép bạn quét vài lần cho mỗi máy tính. Tùy chọn này cải thiện độ chính xác của việc quét mạng, nhưng lại mất khá nhiều thời gian.

Với thanh trượt tốc độ quét, bạn có thể thay đổi êm ả tốc độ quét, cũng như tải xuống cho bộ xử lý và mạng.

Để thực hiện thao tác này, bạn hãy vào “Cài đặt → Tùy chọn → Hiệu suất”.

Nhớ nhấp vào OK để lưu các thay đổi vào cài đặt.

 

b. Chức năng tài nguyên

Phần Tài nguyên này cho phép người dùng chọn các tài nguyên cần quét. Nếu số tài nguyên được chọn ít thì thời gian xử lý việc quét sẽ ít hơn.

Nhớ nhấp vào nút “OK” để lưu các thay đổi vào cài đặt.

Để thực hiện thao tác này, bạn hãy vào “Cài đặt → Tùy chọn → Tài nguyên”.

 

c. Chức năng hỗn hợp

Phần cài đặt Hỗn hợp của chương trình này cho phép bạn kiểm tra các cập nhật tự động, chỉ định việc sử dụng chương trình SSH, chương trình Telnet, chương trình FTP và chương trình HTTP. Bạn cũng có thể mở tùy chọn để sử dụng phiên bản cơ động Radmin Viewer, và chỉ định đường dẫn đến phiên bản này.

Trong mục này, bạn có thể bật tùy chọn để thay đổi luân phiên màu của bảng.

Để thực hiện thao tác này, bạn hãy vào “Cài đặt → Tùy chọn → Hỗn hợp”.

 

6. Bật, tắt máy tính từ xa

a. Chức năng tắt máy tính từ xa

Chức năng này cho phép bạn tắt máy tính đã chọn từ xa.

Để thực hiện thao tác này, bạn cần phải cài đặt Radmin Viewer cho máy tính. Sau đó hãy tìm kiếm trên thanh công cụ biểu tượng Tắt máy.

 

Sau khi nhấn nút “Tắt máy”, có một hộp thoại sẽ xuất hiện (xem bên dưới). Bạn có thể thực hiện các thao tác bằng cách chọn các tùy chọn tương ứng:

“Tắt máy cưỡng chế” – Tắt/tải lại máy tính, ngay cả khi một số chương trình đang chạy, và có thông báo cảnh báo về việc có khả năng mất dữ liệu chưa lưu.

“Khởi động lại” – Bạn có thể chọn khởi động lại máy tính thay vì tắt máy.

“Thông báo” – Sẽ có một thông báo cảnh báo cho người dùng “Máy tính của bạn sẽ khởi động lại trong x giây”.

 

b. Hủy tắt máy từ xa

Chức năng này cho phép bạn hủy tắt các máy tính đã chọn từ xa.

Để thực hiện thao tác này, bạn hãy chọn biểu tượng hủy tắt máy trên thanh công cụ.

Hoặc bạn hãy nhấp chuột phải vào máy tính bạn muốn làm việc, chọn Nâng cao -> Hủy tắt máy.

 

7. Wake-on-LAN và duyệt máy tính

a. Wake-on-LAN

Chức năng này cho phép bạn gửi lệnh “Wake-On-LAN” đến các máy tính đã chọn. Lệnh này chỉ gửi được cho các máy tính đã xác định địa chỉ MAC.

Để thực hiện thao tác này, bạn hãy nhấp chuột phải vào máy tính bạn muốn làm việc, chọn Nâng cao -> Wake-on-LAN.

 

b. Duyệt máy tính

Chức năng này sẽ mở Windows Explorer để hiển thị máy tính bạn đã chọn.

Để thực hiện thao tác này, bạn hãy nhấp chuột phải vào máy tính bạn muốn làm việc và chọn Khám phá.

Hoặc xem biểu tượng “Khám phá” trên thanh công cụ.

 

8. Các chức năng kết nối

a. Chức năng kết nối HTTP

Cức năng này cho phép bạn kết nối với máy tính thông qua giao thức HTTP, và sử dụng trình duyệt đã chọn bởi người dùng.

Để thực hiện thao tác này, bạn hãy nhấp chuột phải vào máy tính bạn muốn làm việc, chọn Công cụ và chọn HTTP.

Hoặc bấm vào biểu tượng HTTP trên thanh công cụ.

 

Trước hết, bạn hãy tạo danh sách máy tính, tiếp tục nhấp đúp vào biểu tượng máy tính, sau đó nhấp đúp vào “HTTP” để tạo kết nối.

Sử dụng chương trình HTTP trong “Cài đặt → Tùy chọn… → Hỗn hợp”. Nếu không sử dụng chương trình HTTP, chương trình mặc định sẽ được sử dụng.

b. Chức năng kết nối HTTPS

Chức năng này cho phép bạn kết nối với máy tính thông qua giao thức HTTPS, và sử dụng trình duyệt đã chọn bởi người dùng. Kết nối này được sử dụng cùng với chương trình để kết nối với giao thức HTTP.

Để thực hiện thao tác này, bạn hãy nhấp chuột phải vào máy tính bạn muốn làm việc, chọn công cụ và chọn HTTPS.

Hoặc bấm vào biểu tượng HTTPS trên thanh công cụ.

 

Chọn danh sách máy tính -> click vào biểu tượng máy tính -> click vào “HTTPS” để tạo kết nối.

c. Kết nối FTP

Cho phép bạn kết nối với máy tính đã chọn thông qua giao thức FTP, để sử dụng trình duyệt.

Để thực hiện thao tác này, bạn hãy nhấp chuột phải vào máy tính bạn muốn làm việc, chọn Công cụ -> FTP.

 

Chọn danh sách máy tính -> nhấp chuột vào biểu tượng máy tính -> nhấp chuột vào “FTP” để tạo kết nối.

Bạn có thể sử dụng một chương trình FTP khác trong phần “Cài đặt → Tùy chọn… → Hỗn hợp”.

d. Chức năng kết nối RDP (giao thức máy tính từ xa)

Cách sử dụng Advanced IP Scanner cuối cùng mà mình muốn nhắc đến là giao thức máy tính từ xa.

RDP là giao thức máy tính từ xa do Microsoft phát triển, cung cấp một giao diện đồ họa thân thiện, cho phép người dùng làm việc trên một máy tính khác thông qua kết nối mạng.

Cho phép bạn kết nối với máy tính mà bạn đã chọn thông qua RDP.

Để thực hiện thao tác này, bạn hãy nhấp chuột phải vào máy tính bạn muốn làm việc, chọn Công cụ -> RDP.

Hoặc bấm vào biểu tượng RDP trên thanh công cụ.

 

Chọn danh sách máy tính -> click vào biểu tượng máy tính -> click vào “RDP”.

Advanced IP Scanner không chỉ là phần mềm phân tích mạng, lấy địa chỉ IP, địa chỉ Mac,.. mà còn là phần mềm chặn wifi tốt nhất. Nếu ai đó sử dụng mạng wifi của bạn một cách bất hợp phá, bạn có thể chặn người đó ngay lập tức. Ngoài ra, có một số phần mềm khác tương tự với Advanced IP Scanner, bạn có thể tham khảo bài viết ‘16 phần mềm chặn wifi tốt nhất‘ để lựa chọn cho mình một phần mềm phù hợp nhé!

Sau khi xem xong bài viết này, có lẽ bạn đã biết cách sử dụng Advanced IP Scanner chi tiết nhất. Bạn hãy lưu bài viết này lại để lúc cần hãy mở nó ra. Chúc bạn sử dụng Advanced IP Scanner thành công.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *