Tải Rufus 3.14 để tạo USB boot chuẩn UEFI, Legacy

Rufus 3.14 là phiên bản mới nhất của công cụ tạo USB Boot chuyên nghiệp Rufus. Đây là một công cụ nhỏ gọn cho phép người dùng tạo một ổ đĩa mới, được khởi động một cách nhanh chóng.

Trong bài viết này, hãy cùng trang công nghệ Fjn Tech tìm hiểu các thông tin, cách download và cách sử dụng cơ bản của phần mềm Rufus 3.14 này nhé!

I. Tổng quan về Rufus 3.14

1. Định nghĩa của Rufus

Rufus là một trong những công cụ tạo USB boot chuyên nghiệp và hiệu quả nhất. Công cụ này đơn giản, dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí, chỉ cần bạn tải phần mềm về là có thể sử dụng được ngay.

Từ khi được phát hành từ năm 2011 đến nay, Rufus đã cho ra nhất nhiều phiên bản khác nhau. Trong đó, Rufus 3.14 hiện là phiên bản mới nhất vừa được cập nhật vào ngày 30/04/2021. Được sử dụng trên các hệ điều hành Windows từ 7 trở lên, và không quan trọng 32 bit hay 64 bit, chỉ cần tải về là có thể sử dụng. Ngoài ra còn có phiên bản Rufus 3.14 dành cho điện thoại.

Tải Rufus 3.14 full crack về máy tính

2. Những ưu điểm công cụ tạo boot USB Rufus

  • Ngoài việc dùng để tạo USB boot chuyên nghiệp, Rufus còn là công cụ giúp định dạng và giúp khởi động USB, ổ đĩa di động, thẻ nhớ,… một cách nhanh chóng.
  • Rufus là một công cụ đặc biệt có ích khi bạn cần nạp BIOS hoặc các phần mềm lõi khác từ DOS, muốn chạy một tiện ích cấp thấp, hay cần làm việc trên hệ thống chưa cài đặt hệ điều hành.
  • Rufus còn hữu ích khi bạn cần tạo một USB chứa trình cài đặt từ ISO có khả năng khởi động (Windows, Linux, UEFI,…).

3. So sánh Rufus và các ứng dụng tạo usb boot khác

So với các công cụ tạo USB khác:

  • Rufus chuyên nghiệp hơn và có nhiều tính năng hơn.
  • Rufus có kích thước nhỏ gọn, nhưng lại có thể cung cấp mọi thứ bạn cần.
  • Rufus có tốc độ rất nhanh: Rufus nhanh gấp khoảng 2 lần UNetbootin, Universal USB Installer hoặc Windows USB/DVD Download Tool khi tạo đĩa USB cài đặt Windows.

4. Các tính năng mới trong Rufus 3.14

  • Cải thiện tốc độ ghi lệnh DD (chỉ áp dụng cho hình ảnh không nén).
  • Cải thiện và khắc phục tốc độ tính toán checksum.
  • Cải thiện và khắc phục khả năng dò tìm kết nối mạng Internet.
  • Lời nhắn chỉ xuất hiện khi tải GRUB/Syslinux mở rộng với trường hợp không ghi ở chế độ DD mode.
  • Khắc phục và cải thiện lỗi hao phí ổ đĩa (xảy ra sau khi ghi phiên bản Ubuntu 20.10 trong chế độ DD mode).
  • Khắc phục và cải thiện lỗi tương thích GRUB xảy ra trên Ubuntu 21.04.
  • Khắc phục và cải thiện lỗi không thể chọn Rufus MBR ở dạng mặc định cho Windows ISO.
  • Khắc phục và cải thiện thao tác kéo và thả được kích hoạt tự động trong khi tạo ổ đĩa mới.
  • Bổ sung thêm các tính năng mới trong nhiều trường hợp loại trừ cho quá trình ghi DD image ép buộc.

II. Cách cài đặt và sử dụng Rufus 3.14 cơ bản

1. Tạo USB boot chứa bản cài đặt Windows theo chuẩn UEFI hoặc Legacy

Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy cắm USB vào máy tính, sau đó mở phần mềm lên, phần mềm này không cần cài đặt, bạn chỉ cần mở file tải lên là có thể sử dụng ngay.

Bước 2: Tiếp theo, nếu bạn muốn đổi ngôn ngữ Tiếng Việt cho mình, hãy click vào biểu tượng quả địa cầu, sau đó kéo xuống tìm kiếm ngôn ngữ Tiếng Việt là được.

Bước 3: Tại giao diện của Rufus:

  • (1) Ở mục thiết bị, bạn hãy chọn USB của mình.
  • (2) Ở phương thức khởi động, bạn chọn Đĩa hoặc file ảnh (Hãy chọn một file ảnh).
  • (3) Bấm vào chọn và tải lên file ISO (có đuôi định dạng .ios).
  • (4) Ở định dạng phân vùng, bạn chọn MBR (đối với chuẩn Legacy), hoặc GPT (đối với chuẩn UEFI).
  • (5) Bước này bạn không cần chọn, nó sẽ tự động thay đổi theo chuẩn Legacy hay UEFI mà bạn chọn ở bước 4.
  • (6) Đặt tên hiển thị cho USB sau khi tạo boot.
  • (7) Ở hệ thống tập tin, bạn chọn NTFS (đối với chuẩn Legacy), hoặc FAT32 (đối với chuẩn UEFI).
  • (8) Bấm bắt đầu để tiến hành tạo USB boot.

Đợi chương trình chạy xong, như thế là bạn đã có thể tạo USB boot thành công bằng phần mềm Rufus 3.14.

Lưu ý: Với cách thực hiện trên, bạn chỉ tạo được USB boot theo một trong hai chuẩn Legacy hoặc UEFI.

2. Tạo USB boot hỗ trợ đồng thời cả hai chuẩn UEFI và Legacy

Nếu bạn muốn tạo USB boot đồng thời hỗ trợ cả hai chuẩn Legacy BIOS và UEFI, chúng ta hãy làm theo cách sau:

Đầu tiên, tại giao diện của phần mềm, hãy nhấn tổ hợp phím Alt + E. Lúc đó sẽ xuất hiện một thông báo như bên dưới xuất hiện.

Tiếp theo, các bạn hãy thực hiện theo các bước 1, 2 và 3 giống ở phần trên, sau đó chọn theo các tùy chọn dưới đây:

  • Định dạng phân vùng: MBR
  • Hệ thống áp dụng: BIOS hoặc UEFI
  • Hệ thống tập tin: FAT32

Cuối cùng, bấm bắt đầu để tiến hành tạo USB boot. Sau khi chương trình chạy xong, bạn đã có một USB boot hỗ trợ hai chuẩn Legacy BIOS và UEFI.

Nếu bạn chưa có file ISO, các bạn có thể sử dụng phần mềm WinRAR để tạo một file ISO mới nhé!

Trên đây là một số thông tin và cách sử dụng phần mềm Rufus 3.14. Hi vọng bài viết này của Fjn Tech hữu ích với các bạn. Chúc các bạn sử dụng phần mềm thành công.

 

Rufus 3.14 là phiên bản mới nhất của công cụ tạo USB Boot chuyên nghiệp Rufus. Đây là một công cụ nhỏ gọn cho phép người dùng tạo một ổ đĩa mới, được khởi động một cách nhanh chóng.

Trong bài viết này, hãy cùng trang công nghệ Fjn Tech tìm hiểu các thông tin, cách download và cách sử dụng cơ bản của phần mềm Rufus 3.14 này nhé!

I. Tổng quan về Rufus 3.14

1. Định nghĩa của Rufus

Rufus là một trong những công cụ tạo USB boot chuyên nghiệp và hiệu quả nhất. Công cụ này đơn giản, dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí, chỉ cần bạn tải phần mềm về là có thể sử dụng được ngay.

Từ khi được phát hành từ năm 2011 đến nay, Rufus đã cho ra nhất nhiều phiên bản khác nhau. Trong đó, Rufus 3.14 hiện là phiên bản mới nhất vừa được cập nhật vào ngày 30/04/2021. Được sử dụng trên các hệ điều hành Windows từ 7 trở lên, và không quan trọng 32 bit hay 64 bit, chỉ cần tải về là có thể sử dụng. Ngoài ra còn có phiên bản Rufus 3.14 dành cho điện thoại.

Tải Rufus 3.14 full crack về máy tính

2. Những ưu điểm công cụ tạo boot USB Rufus

  • Ngoài việc dùng để tạo USB boot chuyên nghiệp, Rufus còn là công cụ giúp định dạng và giúp khởi động USB, ổ đĩa di động, thẻ nhớ,… một cách nhanh chóng.
  • Rufus là một công cụ đặc biệt có ích khi bạn cần nạp BIOS hoặc các phần mềm lõi khác từ DOS, muốn chạy một tiện ích cấp thấp, hay cần làm việc trên hệ thống chưa cài đặt hệ điều hành.
  • Rufus còn hữu ích khi bạn cần tạo một USB chứa trình cài đặt từ ISO có khả năng khởi động (Windows, Linux, UEFI,…).

3. So sánh Rufus và các ứng dụng tạo usb boot khác

So với các công cụ tạo USB khác:

  • Rufus chuyên nghiệp hơn và có nhiều tính năng hơn.
  • Rufus có kích thước nhỏ gọn, nhưng lại có thể cung cấp mọi thứ bạn cần.
  • Rufus có tốc độ rất nhanh: Rufus nhanh gấp khoảng 2 lần UNetbootin, Universal USB Installer hoặc Windows USB/DVD Download Tool khi tạo đĩa USB cài đặt Windows.

4. Các tính năng mới trong Rufus 3.14

  • Cải thiện tốc độ ghi lệnh DD (chỉ áp dụng cho hình ảnh không nén).
  • Cải thiện và khắc phục tốc độ tính toán checksum.
  • Cải thiện và khắc phục khả năng dò tìm kết nối mạng Internet.
  • Lời nhắn chỉ xuất hiện khi tải GRUB/Syslinux mở rộng với trường hợp không ghi ở chế độ DD mode.
  • Khắc phục và cải thiện lỗi hao phí ổ đĩa (xảy ra sau khi ghi phiên bản Ubuntu 20.10 trong chế độ DD mode).
  • Khắc phục và cải thiện lỗi tương thích GRUB xảy ra trên Ubuntu 21.04.
  • Khắc phục và cải thiện lỗi không thể chọn Rufus MBR ở dạng mặc định cho Windows ISO.
  • Khắc phục và cải thiện thao tác kéo và thả được kích hoạt tự động trong khi tạo ổ đĩa mới.
  • Bổ sung thêm các tính năng mới trong nhiều trường hợp loại trừ cho quá trình ghi DD image ép buộc.

II. Cách cài đặt và sử dụng Rufus 3.14 cơ bản

1. Tạo USB boot chứa bản cài đặt Windows theo chuẩn UEFI hoặc Legacy

Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy cắm USB vào máy tính, sau đó mở phần mềm lên, phần mềm này không cần cài đặt, bạn chỉ cần mở file tải lên là có thể sử dụng ngay.

Bước 2: Tiếp theo, nếu bạn muốn đổi ngôn ngữ Tiếng Việt cho mình, hãy click vào biểu tượng quả địa cầu, sau đó kéo xuống tìm kiếm ngôn ngữ Tiếng Việt là được.

Bước 3: Tại giao diện của Rufus:

  • (1) Ở mục thiết bị, bạn hãy chọn USB của mình.
  • (2) Ở phương thức khởi động, bạn chọn Đĩa hoặc file ảnh (Hãy chọn một file ảnh).
  • (3) Bấm vào chọn và tải lên file ISO (có đuôi định dạng .ios).
  • (4) Ở định dạng phân vùng, bạn chọn MBR (đối với chuẩn Legacy), hoặc GPT (đối với chuẩn UEFI).
  • (5) Bước này bạn không cần chọn, nó sẽ tự động thay đổi theo chuẩn Legacy hay UEFI mà bạn chọn ở bước 4.
  • (6) Đặt tên hiển thị cho USB sau khi tạo boot.
  • (7) Ở hệ thống tập tin, bạn chọn NTFS (đối với chuẩn Legacy), hoặc FAT32 (đối với chuẩn UEFI).
  • (8) Bấm bắt đầu để tiến hành tạo USB boot.

Đợi chương trình chạy xong, như thế là bạn đã có thể tạo USB boot thành công bằng phần mềm Rufus 3.14.

Lưu ý: Với cách thực hiện trên, bạn chỉ tạo được USB boot theo một trong hai chuẩn Legacy hoặc UEFI.

2. Tạo USB boot hỗ trợ đồng thời cả hai chuẩn UEFI và Legacy

Nếu bạn muốn tạo USB boot đồng thời hỗ trợ cả hai chuẩn Legacy BIOS và UEFI, chúng ta hãy làm theo cách sau:

Đầu tiên, tại giao diện của phần mềm, hãy nhấn tổ hợp phím Alt + E. Lúc đó sẽ xuất hiện một thông báo như bên dưới xuất hiện.

Tiếp theo, các bạn hãy thực hiện theo các bước 1, 2 và 3 giống ở phần trên, sau đó chọn theo các tùy chọn dưới đây:

  • Định dạng phân vùng: MBR
  • Hệ thống áp dụng: BIOS hoặc UEFI
  • Hệ thống tập tin: FAT32

Cuối cùng, bấm bắt đầu để tiến hành tạo USB boot. Sau khi chương trình chạy xong, bạn đã có một USB boot hỗ trợ hai chuẩn Legacy BIOS và UEFI.

Nếu bạn chưa có file ISO, các bạn có thể sử dụng phần mềm WinRAR để tạo một file ISO mới nhé!

Trên đây là một số thông tin và cách sử dụng phần mềm Rufus 3.14. Hi vọng bài viết này của Fjn Tech hữu ích với các bạn. Chúc các bạn sử dụng phần mềm thành công.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *